Gỗ tràm là một loại gỗ nguyên liệu phổ biến được sử dụng rất nhiều trong chế tác đồ nội thất. Nhờ chất lượng tốt, giá cả ổn định và giá trị thẩm mỹ cao mà gỗ tràm ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn. Cùng tìm hiểu kiến thức về loại gỗ tự nhiên này cùng Nội Thất Đảm Thúy trong bài viết dưới đây nhé.
Gỗ tràm là gỗ gì?
Cây gỗ tràm là tên gọi chung cho một tập hợp bao gồm nhiều loài thuộc chi Tràm, có tên khoa học là Melaleuca L. Cây tràm còn được gọi là chè cay, chè đồng, khuynh diệp, bạch thiên tầng. Tùy theo loài mà tràm thuộc loại cây bụi hoặc cây thân gỗ, có hoa màu trắng, trắng xanh hoặc trắng vàng… hay thường gọi là tràm bông vàng, tràm bông trắng, tràm gió hay tràm bông xanh. Gỗ tràm có thân gỗ trung bình, cây gỗ tràm có nhiều tác dụng, có thẻ sử dụng các bộ phận như hoa, lá, vỏ, gỗ vào nhiều mục đích khác nhau phục vụ cho đời sống. Gỗ tràm được ứng dụng trong ngành công nghiệp giấy, chiếm tỷ lệ 80% số lượng gỗ tràm tiêu thụ hàng năm. Những cây gỗ to được dùng để chế tác những món đồ nội thất gỗ như salon, tủ quần áo, giường ngủ… nhưng chất lượng thường không cao. Lá tràm được tinh chế để làm tinh dầu tràm rất có lợi trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Ngoài ra giá trị kinh tế trong lâm nghiệp của tràm cũng được đánh giá rất cao, bởi khả năng phát triển nhanh, thu hồi vốn dễ, dễ trồng mới, thích nghi với nhiều loại đất khác nhau.
Gỗ tràm có mấy loại?
Hiện nay trên thế giới có hơn 200 loại tràm được công nhận, phần lớn là các loài đặc hữu của châu Úc, 7 loài đặc hữu của New Caledonia. Ở Việt Nam cây tràm được biết đến với hai loại chủ yếu là tràm gió và tràm trà, trong đó, tràm gió được sử dụng trong các liệu pháp trị bệnh, tràm trà được dùng phổ biến để làm đẹp.
Gỗ tràm bông vàng
Gỗ tràm bông vàng thường bị nhiều người nhầm thành một loại cây thuộc chi Tràm. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn không đúng. Cây tràm bông vàng, một số người còn gọi là tràm keo, keo lá tràm hay keo lưỡi liềm. Cây thuộc chi Keo, họ Đậu, có tên khoa học là Acacia auriculiformis. Tràm bông vàng phân bố tự nhiên ở Indonesia và Papua New Guinea. Hiện nay tràm bông vàng được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới. Gỗ tràm là dạng cây gỗ lớn, là loại gỗ quý thuộc nhóm IV trong bảng phân loại các nhóm gỗ của Việt Nam. Gỗ tràm bông vàng sinh trưởng nhanh, thích nghi rộng, có giá trị kinh tế cao, được trồng và khai thác vào nhiều mục đích khác nhau. trong đó chủ yếu là nội thất gỗ, nhất là sàn nhà vì khả năng chống lại mối mọt và côn trùng tốt.
Cây tràm trà
Cây tràm trà là thực vật có hoa, chi Tràm, họ Đào Kim Nương. Cây phổ biến ở châu Úc, đông nam Queensland và New South Wales. Đây là cây thân bụi hoặc thân gỗ. Hoa trắng mọc cụm, lá nhỏ mọng nước, quả dạng nan nhỏ. Cây tràm trà được được sử dụng chủ yếu để chiết xuất tinh dầu tràm trà. Cây là một liệu pháp chữa bệnh ho, cảm lạnh, chữa vết thương, đau bụng… Đồng thời, tinh dầu được sử dụng trong ngành mỹ phẩm, dầu gội, kem đánh răng, sữa tắm…
Cây tràm gió
Tràm gió thuộc chi Tràm, là loại cây thân gỗ, có thể cao tới 35m. Là loài cây có chiều cao trung bình, hoa trắng, lá to hơn tràm trà. Tràm gió được trồng phổ biến ở Đông Nam Á, Úc, New Guinea và đảo Torres Strait. Ở Việt Nam cây được trồng thành rừng tự nhiên phổ biến ở Thừa Thiên Huế và các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình. Cây được sử dụng trong chữa trị bệnh, điều chế các loại thuốc trị phong thấp, mụn nhọt, vết thương, cảm cúm, ho… Ngoài ra, gỗ tràm còn được sử dụng rất nhiều trong sản xuất nội thất gỗ, làm giấy, than….
Gỗ tràm có tốt không?
Nhiều khách hàng khi mua sắm nội thất gỗ từ gỗ tràm thường thắc mắc rằng gỗ tràm có tốt không? Và có nên dùng đồ gỗ từ gỗ tràm hay không? Để trả lời hai câu hỏi trên, hãy tìm hiểu về đặc tính của gỗ tràm trước nhé.
Gỗ tràm là dòng gỗ bền, có khả năng chống mối mọt, chống côn trùng hiệu quả. Tinh dầu tràm được lưu giữ lâu trong gỗ làm chậm sự lão hóa gỗ trong các điều kiện tự nhiên như mưa, nắng, …
Màu gỗ tràm trầm ấm, sang trọng; gỗ tràm có mùi hương nhẹ của tinh dầu tạo sự thoải mái, dễ chịu trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, gỗ tràm dễ trồng, dễ khai thác nên giá cả trên thị trường khá rẻ. Đây là lựa chọn phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều gia đình. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng các sản phẩm từ gỗ tràm. Chất lượng gỗ tràm tương đương với nhiều loại gỗ tự nhiên khác mà lại có giá thành rẻ hơn hẳn nên đây chính là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn và gia đình.
Gỗ tràm có phải là gỗ keo không? Phân biệt gỗ tràm và gỗ keo
Gỗ tràm thường bị nhầm lẫn thành gỗ keo. Tuy nhiên, hai loại gỗ này hoàn toàn khác nhau. Dù vậy. cả hai loại đều là gỗ giá rẻ với chất lượng ổn định là lựa chọn hợp lý cho nhiều khách hàng.
Gỗ tràm có chất gỗ ổn định, nhẹ, dễ chế biến và sử dụng. Sau khi được xử lý, gỗ có khả năng chống mối mọt, cong vênh hiệu quả. Chất gỗ dẻo dai và bền cơ học nên dễ dàng chế tác, uốn cong thành các hình dáng sản phẩm khác nhau đáp ứng nhiều yêu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó, gỗ có khả năng thích nghi cao với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, màu vàng sáng đẹp mắt còn giúp không gian trở nên tươi mát và thoáng đãng hơn. Gỗ tràm mang theo tinh dầu có tác dụng tốt với sức khỏe.
Gỗ tràm đang được trồng đại trà và đưa vào sản xuất nên có giá thành khá phải chăng phù hợp nhiều gia đình.
Gỗ keo
Gỗ keo thuộc nhóm gỗ quý III, gồm có 3 loại chính là keo lai, keo dậu và keo vàng. Ngoài ra còn có các loại gỗ keo được xử lý qua công nghệ tẩm sấy và ghép gỗ để tạo thành ván gỗ công nghiệp với chất lượng ổn định và chống được mối mọt, cong vênh, ẩm mốc.
Gỗ keo được trồng đại trà chất lượng ổn định với giá cả phải chăng. Loại gỗ này có độ cong vênh thấp, độ bền cơ học tốt, dễ uốn dẻo, thích nghi với thời tiết khắc nghiệt ở Việt Nam.
Sau khi được xử lý, gỗ keo để sử dụng trong hai ngành sản xuất chính là chế tác nội thất gỗ và làm giấy.
Công dụng của gỗ tràm
Hiện nay, gỗ tràm được dùng trong xây dựng, làm nguyên liệu giấy sợi, nội thất gỗ và chiết xuất tinh dầu.
Các sản phẩm xây dựng phổ biến: sàn nhà, ốp tường,… nhất là sàn nhà được nhiều người yêu thích vì chống ẩm mốc, mối mọt tốt.
Nội thất gỗ: bàn ghế, tủ quần áo, tủ để giày, kệ tivi, giường gỗ, … với chất lượng tốt, tuổi thọ sản phẩm lâu dài.
Các bộ phận như lá, vỏ cây và gỗ được chiết xuất thành tinh dầu để làm nước hoa, hương liệu và chữa bệnh.